Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng

Quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt

Có một tấm thảm được đặt tại cửa chính, đó là biện pháp bảo vệ đầu tiên để đề phòng vi khuẩn và các phần tử ngoại vi.

Tại bộ phận quản lý chất lượng của Nutrilite, tấm thảm tại lối ra vào cửa chính được kiểm tra đều đặn. Tấm thảm cũng được đặt tại cửa trước của nhà kho nơi đang chứa các dưỡng chất chiết xuất từ thực vật. Nó có thể giữ lại các vi khuẩn và các phần tử ngoại vi dính trên giày của nhân viên. Như vậy, việc loại bỏ các vết bẩn trên tấm thảm này là điều tất yếu. Tại sao phải kiểm tra tấm thảm đến từng chi tiết? Điều này nhằm đảm bảo không có vi khuẩn hoặc các phần tử ngoại vi nào như con bọ hoặc trứng của chúng được mang vào nhà máy.

Các chất cô đặc thực vật vẫn giữ nguyên độ tươi mới sau khi được tách khỏi nước và chất xơ. Nếu côn trùng hoặc một phần tử nào đó còn tồn tại, chúng có khả năng sinh sản trong nhà máy. Do vậy, Nutrilite thực hiện tất cả các nỗ lực kiểm tra thảm tại lối ra vào một cách kỹ lưỡng để loại bỏ những yếu tố gây hại. Các màn khí cũng được sử dụng như là một biện pháp phòng ngừa.

111-300x284.jpg


Tấm thảm tại lối ra vào chỉ là một trong những chi tiết nhỏ của quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt của Nutrilite. Có khoảng 400.000 lần kiểm tra chất lượng sản phẩm được các nhà khoa học của Nutrilite tiến hành mỗi năm. Mỗi lô sản phẩm phải vượt qua 300 cách thức kiểm tra về chất lượng. Đó là lý do tại sao Nutrilite không những đạt được tiêu chuẩn thực phẩm chất lượng cao mà còn tuân thủ theo Phương Pháp Thực Hành Tốt Sản Xuất (GMP) được khuyến cáo bởi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Nutrilite cũng giành được giải thưởng GMP Honorable Industry mà nhiều người mơ ước.

12-300x284.jpg


* Hạn chế tối đa sự thất thoát các chất dinh dưỡng

Bí quyết đằng sau quy trình chiết xuất của Nutrilite là giữ nguyên vẹn các dưỡng chất.

Ví dụ, sau khi thu hoạch, các nguyên liệu thực vật được đưa thẳng đến quy trình sấy khô. Không khí được hút ra để tạo áp suất thấp làm hạ nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi bình thường của nước là 100 độ C. Vì vậy, xuyên suốt quá trình sấy khô ở nhiệt độ thấp, nước trong nguyên liệu sẽ được bốc hơi hết trong khi hàm lượng chất dinh dưỡng vẫn còn nguyên vẹn.

13.jpg

14-202x279.jpg

Ví dụ, sau khi thu hoạch, các nguyên liệu thực vật được đưa thẳng đến quy trình sấy khô. Không khí được hút ra để tạo áp suất thấp làm hạ nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi bình thường của nước là 100 độ C. Vì vậy, xuyên suốt quá trình sấy khô ở nhiệt độ thấp, nước trong nguyên liệu sẽ được bốc hơi hết trong khi hàm lượng chất dinh dưỡng vẫn còn nguyên vẹn.

16-198x300.jpg

Mặt khác, Nutrilite cũng sử dụng phương pháp “sấy phun” để bảo vệ các chất dinh dưỡng khi gặp nhiệt độ cao. Nguyên lý thật sự của quá trình xử lý nhiệt này tương tự như cách làm “kem chiên”. Khi kem được chiên trong một chảo dầu sôi với một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ có nước được bốc hơi. Trong quy trình sản xuất thực tế, dung dịch cô đặc chứa các dưỡng chất thực vật được phun vào một thiết bị nóng. Nước được bốc hơi chỉ trong 1 giây, vì vậy, hàm lượng các chất dinh dưỡng được giữ nguyên.

Nutrilite_1.PNG


Giai đoạn cuối cùng là quy trình nén. Ở đây, đặc tính hay bản chất tự nhiên của các dưỡng chất chiết xuất từ thực vật được xem xét kỹ lưỡng.

Ví dụ, các dưỡng chất chiết xuất từ quả acerola có khả năng hút ẩm và kết dính với nhau dễ dàng trong khi các dưỡng chất chiết xuất từ cỏ linh lăng lại không có đặc tính đó. Các dưỡng chất chiết xuất từ thực vật được trộn đều và nén thành các sản phẩm khác nhau tùy theo kích cỡ, cấu trúc, độ kết dính và độ cứng. Quá trình này liên quan đến việc tính toán công phu, chính xác về áp suất. Sau gần 80 năm không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, Nutrilite đã cải thiện công nghệ “chiết xuất thực vật” của mình.

Nutrilite_2.PNG

Quy trình chiết xuất thực vật của Nutrilite – Bảo toàn giá trị dinh dưỡng cao


  • Khử nước
  • Nghiền
  • Chiết xuất và phân tách
  • Cô đặc
  • Sấy phun
  • Hòa trộn
  • Bột cô đặc
  • Thành phẩm
  • 1. Khử nước

    1. Khử nước

    Những chiếc máy cỡ lớn được dùng để hút nước từ các nguyên liệu, cho đến khi chúng có hình thái như những chiếc lá trà khô.

  • Bước 2: Nghiền

    Bước 2: Nghiền

    Khi nguyên liệu ở dạng hạt nhuyễn và khô, các chất dinh dưỡng sẽ dễ dàng được chiết xuất hơn

  • Bước 3: Chiết xuất và phân tách

    Bước 3: Chiết xuất và phân tách

    Các loại vitamin, khoáng chất, dưỡng chất thực vật (phytonutrients) và các hợp chất hữu ích khác sẽ được chiết xuất

  • Bước 4: Cô đặc

    Bước 4: Cô đặc

    Các chất dinh dưỡng và thành phần hữu ích khác được làm sôi ở nhiệt độ thấp nhằm tránh làm hủy hoại hàm lượng dinh dưỡng.

  • Bước 5: Sấy phun

    Bước 5: Sấy phun

    Dung dịch cô đặc sẽ được phun vào một thiết bị nóng, nước được bốc hơi hết chỉ trong vòng 1 giây trong khi các chất dinh dưỡng vẫn được giữ nguyên. Lúc này, các chất dinh dưỡng đã ở dạng bột.

  • Bước 6: Hòa trộn

    Bước 6: Hòa trộn

    Các loại bột khô này được hòa trộn theo các tỉ lệ khác nhau để tạo ra các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khác nhau.

  • Bước 7: Bột cô đặc

    Bước 7: Bột cô đặc

    Máy trộn hình chữ V được dùng để trộn một lượng lớn hỗn hợp các loại bột với nhau, tạo ra hỗn hợp có độ đồng nhất cao

  • Bước 8: Thành phẩm

    Bước 8: Thành phẩm

    Các sản phẩm khác nhau được định dạng và tạo hình tùy theo kích thước, cấu trúc và độ kết dính khác nhau.

THỰC HÀNH CANH TÁC HỮU CƠ


  • Làm giàu ni-tơ cho đất
    1. LÀM GIÀU NI-TƠ
  • 2. Sử dụng giun làm tơi xốp đất
    2. TƠI XỐP ĐẤT
  • 3. Che phủ đất bằng các tấm ni-lông
    3. CHE PHỦ
  • 4. Trồng cây
    4. TRỒNG CÂY
  • 5. Bảo vệ mùa màng theo cách của tự nhiên
    5. BẢO VỆ
  • 6. Thu hoạch tại thời điểm cây trái giàu chất dinh dưỡng nhất
    6. THU HOẠCH
  • 7. Thả cừu để làm sạch cánh đồng
    7. THẢ CỪU
  • 8. Cho đất “nghỉ ngơi” để phục hồi độ phì nhiêu
    8. NGHỈ NGƠI
  • Làm giàu ni-tơ cho đất

    Làm giàu ni-tơ cho đất

    Các loại cây họ Đậu được trồng phủ khắp cánh đồng để cung cấp nguồn ni-tơ cho đất. Ni-tơ rất cần thiết cho sự phát triển của cây.

  • 2. Sử dụng giun làm tơi xốp đất

    2. Sử dụng giun làm tơi xốp đất

    Bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ vào đất. Các loại giun có “nhiệm vụ” làm tơi xốp đất, nhờ đó, rễ cây có thể phát triển sâu hơn và xa hơn.

  • 3. Che phủ đất bằng các tấm ni-lông

    3. Che phủ đất bằng các tấm ni-lông

    Sau khi đất được phủ lớp ni-lông, các loại cây họ đậu sẽ khô héo dần dưới ánh nắng mặt trời và sẽ được sử dụng làm phân bón.

  • 4. Trồng cây

    4. Trồng cây

    Khi đất trồng đã trở nên phì nhiêu, màu mỡ, người ta bắt đầu tiến hành gieo trồng, nước ngầm được sử dụng cho việc tưới tiêu.

  • 5. Bảo vệ mùa màng theo cách của tự nhiên

    5. Bảo vệ mùa màng theo cách của tự nhiên

    Sử dụng ấu trùng bọ rùa và động vật phù du cũng như đại bàng và chim cú để bảo vệ cánh đồng khỏi sự phá hoại của côn trùng, chim và các loài sâu bọ khác.

  • 6. Thu hoạch tại thời điểm cây trái giàu chất dinh dưỡng nhất

    6. Thu hoạch tại thời điểm cây trái giàu chất dinh dưỡng nhất

    Những loại cây trồng khác nhau sẽ được gặt hái tại những giai đoạn khác nhau khi mà chất dinh dưỡng được tích tụ nhiều nhất. Chỉ những bộ phận cho giá trị dinh dưỡng cao nhất mới được thu hoạch.

  • 7. Thả cừu để làm sạch cánh đồng

    7. Thả cừu để làm sạch cánh đồng

    Sau khi thu hoạch, người ta thả những đàn cừu để chúng ăn sạch gốccỏ cây và những phần còn sót lại trên cánh đồng.

  • 8. Cho đất “nghỉ ngơi” để phục hồi độ phì nhiêu

    8. Cho đất “nghỉ ngơi” để phục hồi độ phì nhiêu

    Sau khi trồng và thu hoạch trong vòng 3-4 năm, cánh đồng sẽ được “nghỉ ngơi” 1 năm. Khoảng thời gian này sẽ giúp nuôi dưỡng và phục hồi đất.